Phép hiệu chuẩn máy kinh vĩ hay phần đo góc của máy toàn đạc với độ không đảm bảo đo đến 0,3″ được Nhóm hiệu chuẩn viên Phòng Đo lường Độ dài của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) tiến hành nghiên cứu trong vòng 1 năm và kết quả nghiên cứu đã được ghi nhận.
Tin mới:
Việc hiệu chuẩn máy toàn đạc điện tử chuẩn hay máy kinh vĩ chuẩn ở các tổ chức hiệu chuẩn hiện còn gặp nhiều khó khăn, vì hầu hết các Viện Đo lường trên thế giới chưa cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn cho phần đo góc, mà chỉ hiệu chuẩn phần đo khoảng cách (gọi tắt là EDM/ Electronic Optical Distance Meter) của máy toàn đạc.
Trong khi đó, vào năm 2020 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (nay là Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia) đã ban hành quy trình ĐLVN 335:2020 về kiểm định máy toàn đạc điện tử. Do đó, để đáp ứng yêu cầu hiệu chuẩn một cách đầy đủ cho máy toàn đạc điện tử chuẩn, ngoài phương pháp hiệu chuẩn đối với phép đo khoảng cách cần bổ sung phương pháp hiệu chuẩn đối với phép đo góc với độ không đảm bảo đo phù hợp.
Xuất phát từ yêu cầu trên, Nhóm hiệu chuẩn viên của QUATEST 3 đã bắt tay vào nghiên cứu tìm hiểu để phát triển phép hiệu chuẩn máy kinh vĩ hay phần đo góc của máy toàn đạc với độ không đảm bảo đo đến 0,3″.
Để có thông tin làm tiền đề và cơ sở cho đề tài nghiên cứu, từ năm 2017 Nhóm hiệu chuẩn viên phòng Độ dài đã tham gia Chương trình học GMA Program – Calibration of Survey Instruments tại Viện Nghiên cứu Khoa học và Chuẩn Hàn Quốc (KRISS). Nhờ đó, Phòng Độ dài được tiếp cận hệ hiệu chuẩn góc ngang và góc đứng cho máy toàn đạc do chính KRISS nghiên cứu và chế tạo.
Với năng lực và trang thiết bị hiện có của QUATEST 3, nhóm nghiên cứu nhận thấy có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật để chế tạo một hệ hiệu chuẩn cho máy kinh vĩ hay phần đo góc của máy toàn đạc, tương tự như KRISS. Trong khoảng thời gian 11 tháng, Phòng Độ dài của QUATEST 3 đã nghiên cứu, chế tạo thành công hệ hiệu chuẩn góc đứng và góc ngang của máy kinh vĩ/ máy toàn đạc với độ không đảm bảo đo 0,3″, đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn chuẩn đo lường, dùng kiểm định máy toàn đạc điện tử và máy kinh vĩ.
Khác với phương pháp hiệu chuẩn máy kinh vĩ theo ISO 17123-3:2001 là phương pháp xác định độ lệch chuẩn hay còn gọi là độ chụm (precision) của phép đo góc, phương pháp mới này là phương pháp xác định sai số phép đo góc (angle error) bằng việc so sánh góc của máy toàn đạc, máy kinh vĩ với góc của đa diện góc (polygon) thông qua bàn xoay, kết hợp với hai ống tự chuẩn trực (Autocollimator), như bên dưới:
Trong khi đó, vào năm 2020 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (nay là Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia) đã ban hành quy trình ĐLVN 335:2020 về kiểm định máy toàn đạc điện tử. Do đó, để đáp ứng yêu cầu hiệu chuẩn một cách đầy đủ cho máy toàn đạc điện tử chuẩn, ngoài phương pháp hiệu chuẩn đối với phép đo khoảng cách cần bổ sung phương pháp hiệu chuẩn đối với phép đo góc với độ không đảm bảo đo phù hợp.
Xuất phát từ yêu cầu trên, Nhóm hiệu chuẩn viên của QUATEST 3 đã bắt tay vào nghiên cứu tìm hiểu để phát triển phép hiệu chuẩn máy kinh vĩ hay phần đo góc của máy toàn đạc với độ không đảm bảo đo đến 0,3″.
Để có thông tin làm tiền đề và cơ sở cho đề tài nghiên cứu, từ năm 2017 Nhóm hiệu chuẩn viên phòng Độ dài đã tham gia Chương trình học GMA Program – Calibration of Survey Instruments tại Viện Nghiên cứu Khoa học và Chuẩn Hàn Quốc (KRISS). Nhờ đó, Phòng Độ dài được tiếp cận hệ hiệu chuẩn góc ngang và góc đứng cho máy toàn đạc do chính KRISS nghiên cứu và chế tạo.
Với năng lực và trang thiết bị hiện có của QUATEST 3, nhóm nghiên cứu nhận thấy có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật để chế tạo một hệ hiệu chuẩn cho máy kinh vĩ hay phần đo góc của máy toàn đạc, tương tự như KRISS. Trong khoảng thời gian 11 tháng, Phòng Độ dài của QUATEST 3 đã nghiên cứu, chế tạo thành công hệ hiệu chuẩn góc đứng và góc ngang của máy kinh vĩ/ máy toàn đạc với độ không đảm bảo đo 0,3″, đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn chuẩn đo lường, dùng kiểm định máy toàn đạc điện tử và máy kinh vĩ.
Khác với phương pháp hiệu chuẩn máy kinh vĩ theo ISO 17123-3:2001 là phương pháp xác định độ lệch chuẩn hay còn gọi là độ chụm (precision) của phép đo góc, phương pháp mới này là phương pháp xác định sai số phép đo góc (angle error) bằng việc so sánh góc của máy toàn đạc, máy kinh vĩ với góc của đa diện góc (polygon) thông qua bàn xoay, kết hợp với hai ống tự chuẩn trực (Autocollimator), như bên dưới:
Từ đặc thù của phương pháp như đã mô tả ở trên, phép hiệu chuẩn máy kinh vĩ hay phần đo góc của máy toàn đạc với độ không đảm bảo đo đến 0,3″ được sử dụng để hiệu chuẩn các chuẩn dùng trong hiệu chuẩn máy kinh vĩ/ máy toàn đạc. Hơn nữa, trong tương lai phương pháp hiệu chuẩn này có thể được sử dụng để hiệu chuẩn chuẩn đo lường, dùng trong kiểm định máy kinh vĩ và máy toàn đạc điện tử.
Khi tiến hành hiệu chuẩn đối với phép đo góc của máy kinh vĩ chuẩn và máy toàn đạc chuẩn, các phương tiện chuẩn sau được sử dụng:
Khi tiến hành hiệu chuẩn đối với phép đo góc của máy kinh vĩ chuẩn và máy toàn đạc chuẩn, các phương tiện chuẩn sau được sử dụng:
- Hai ống chuẩn trực tự động (Autocollimator) đã được hiệu chuẩn tại Viện Đo lường Thụy sĩ (METAS) với độ không đảm bảo đo U = 0,1″.
- Đa diện góc 8 mặt (Polygon) đã được hiệu chuẩn tại Viện Đo lường Thuỵ sĩ (METAS) với độ không đảm bảo đo U = 0,1″.
- Bàn xoay (Rotary table) tạo góc xoay với vạch chia 10″.
- Hệ bàn đá phẳng (Granite surface plate) được đặt trên nền chống rung.
Nghiên cứu thành công phương pháp xác định sai số góc đứng và góc ngang của máy kinh vĩ hay máy toàn đạc mang lại ý nghĩa lớn đối với Trung tâm Kỹ thuật 3 nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
Bằng năng lực này và cùng với kinh nghiệm chuyên sâu về đo lường, Trung tâm sẵn sàng hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp về truyền chuẩn trong lĩnh vực thiết bị trắc địa với độ tin cậy cao và góp phần hoàn thiện quy trình hiệu chuẩn chuẩn đo lường, phục vụ quản lý Nhà nước trong việc kiểm định các phương tiện đo trắc địa.
Bằng năng lực này và cùng với kinh nghiệm chuyên sâu về đo lường, Trung tâm sẵn sàng hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp về truyền chuẩn trong lĩnh vực thiết bị trắc địa với độ tin cậy cao và góp phần hoàn thiện quy trình hiệu chuẩn chuẩn đo lường, phục vụ quản lý Nhà nước trong việc kiểm định các phương tiện đo trắc địa.
XT&ĐD
Tin tức nổi bật khác
19 Tháng Mười Một 2024
Bộ TTTT chỉ định QUATEST 3 thử nghiệm thiết bị đa phương tiện, Pin lithium cho thiết bị cầm tay...
13 Tháng Mười Một 2024
Đại hội nhiệm kỳ 8 (2024-2029) Hội Hợp tác Các Phòng Thí nghiệm TP Hồ Chí Minh
08 Tháng Mười Một 2024
Hội thảo “Sản xuất chất chuẩn và sử dụng mẫu chuẩn, chất chuẩn trong hoạt động đo lường và thử nghiệm”
24 Tháng Mười 2024
Công khai Dự toán NSNN năm 2024, tình hình thực hiện dự toán NSNN 9TĐN 2024...
22 Tháng Mười 2024