Hiện nay, có nhiều phương pháp định danh vi sinh vật trong thử nghiệm vi sinh. Các phương pháp truyền thống như: định danh bằng sinh hóa, hay kỹ thuật hiện đại như giải trình tự cho kết quả từ 1 đến 5 ngày. Tuy nhiên, với thời gian định danh này sẽ khiến việc xác định nguyên nhân không mang ý nghĩa lớn và một số phương pháp cho kết quả với độ chính xác chưa cao, do các công đoạn thực hiện nhiều bằng thủ công, bằng tay và đọc kết quả bằng mắt thường.
Vì sao phải định danh vi sinh vật?
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 4/2023, cả nước xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm với 117 người bị ngộ độc, trong đó có một người tử vong. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, cả nước xảy ra 25 vụ ngộ độc với 344 người bị ngộ độc, trong đó có 8 người tử vong.
Gần đây nhất, 6 người ở TP.Hồ Chí Minh nhiễm độc botulinum do ăn thực phẩm không đảm bảo, trong đó một người đàn ông 45 tuổi (TP.Thủ Đức) được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tử vong; những người còn lại đã và đang được các bệnh viện nỗ lực cứu chữa...
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm có thể đến ở mọi khâu, từ lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cho đến bảo quản, bày bán... Ngoài ra, nhiều trường hợp ngộ độc do ăn phải thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Mùa hè nắng nóng là dịp vi sinh vật phát triển mạnh gây huy hiểm, đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng.
Do đó, để đảm bảo thực phẩm an toàn chất lượng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, quán ăn phải tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế quy định.
Một trong các phương pháp là thử nghiệm vi sinh, định danh các vi sinh vật. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng trong thử nghiệm vi sinh vật, nhằm xác định nguy cơ nhiễm vi sinh từ quá trình sản xuất, nguyên nhân biến tính của sản phẩm, cũng như kiểm soát môi trường sản xuất.
Định danh vi sinh vật nhằm giúp doanh nghiệp kịp thời cô lập, phân vùng các sản phẩm bị biến tính, xác định nguồn nguyên liệu thô ban đầu, đảm bảo an toàn, thu hồi các lô thực phẩm không đạt chất lượng hoặc xuất xưởng các lô thực phẩm an toàn, nhanh chóng có giải pháp khắc phục để giảm thiểu thiệt hại...
Công nghệ khối phổ MALDI TOF giúp khắc phục nhược điểm...
Như trên đầu bài đã đề cập đến nhược điểm của các phương pháp định danh vi sinh vật truyền thống. Để khắc phục nhược điểm trên, Công nghệ khối phổ MALDI TOF (matrix assisted laser desorption ionization-time of flight) đã ra đời, là lựa chọn mới cho khách hàng khi có yêu cầu định danh vi sinh vật.
Tất cả công đoạn cho định danh vi sinh, từ chuẩn bị mẫu đến phân tích phổ và xem xét kết quả đều được công nghệ mới này thực hiện tự động khép kín. Công nghệ mới sẽ cho kết quả nhanh, chính xác, quản lý kết quả dễ dàng và chia sẻ thông tin kỹ thuật số nhanh chóng khi khách hàng có yêu cầu thử nghiệm.
Công nghệ khối phổ MALDI TOF không chỉ giúp các PTN giảm nhân lực, vật lực, thời gian trả kết quả mà còn đem lại ý nghĩa rất lớn cho doanh nghiệp trong sản xuất. Thời gian có kết quả nhanh chóng, chính xác giúp doanh nghiệp kịp thời cô lập, phân vùng/sản phẩm bị biến tính, xác định nguồn nguyên liệu thô ban đầu đảm bảo an toàn, thu hồi các lô thực phẩm không đạt chất lượng hoặc xuất xưởng các lô thực phẩm an toàn nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục, giảm thiểu thiệt hại.
Hệ thống MALDI Biotyper – Bruker tại QUATEST 3.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3 (QUATEST 3) đã đầu tư thiết bị MALDI Biotyper- Bruker, mở rộng năng lực trong việc định danh chính xác vi sinh, sử dụng công nghệ khối phổ MALDI TOF định danh vi sinh vật bằng dấu ấn phân tử, so sánh sự tương đồng của phổ protein từ mẫu vi sinh vật mục tiêu với cơ sở dữ liệu chủng vi sinh vật khác nhau. MALDI Biotyper cho phép định danh chính xác loài/chi vi sinh vật, bao gồm: Vi khuẩn Gram dương, Gram âm, vi khuẩn kỵ khí, hiếu khí, nấm men, nấm mốc với độ tin cậy cao. Với công suất tương ứng phân tích khoảng 100 mẫu/ giờ sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng.
Quy trình thực hiện định danh với máy MALDI Biotyper và hình ảnh thu nhận tín hiệu, so sánh với thư viện phổ tham chiếu.
Được xem là công nghệ định danh vi khuẩn của thế kỷ 21, MALDI Biotyper được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Phương pháp định danh sử dụng MALDI Biotyper đã đạt chứng nhận AOAC – OMA (Official Methods of Analysis) và chứng nhận ISO 16140-part 6. Phương pháp trên đã và đang được triển khai tại PTN Vi sinh – GMO của QUATEST 3 để định danh vi sinh vật với độ chính xác cao.
Khi quý khách hàng có nhu cầu định danh các vi sinh vật, QUATEST 3 hoàn toàn có thể thực hiện việc thử nghiệm và trả kết quả trong ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc định danh này có thể dài hơn một ngày tùy theo tính chất mẫu thử (khuẩn lạc tươi hay phân lập từ mẫu vật).
Ngoài năng lực nổi bật ở trên, khách hàng có thể tham khảo thêm các công nhận của các cơ quan, Tổ chức đối với Phòng Vi sinh như sau:
*) Chứng chỉ công nhận TTKT 3 (PTN Vi sinh – GMO) đã được đánh giá và phù hợp với yêu cầu của ISO/IEC 17025:2017, xem tại link: http://tt3.vn/vilas004-vs.
*) Từ năm 2004: PTN Vi sinh - GMO của QUATEST 3 được chọn là phòng thử nghiệm đối chứng của ASEAN về lĩnh vực vi sinh trong thực phẩm (ASEAN Food Reference Laboratory (AFRL) for Microbiology) qua chương trình EC – ASEAN.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ Phòng Dịch vụ Khách hàng - Bộ phận nhận mẫu
- Địa chỉ: 7 Đường số 1, KCN Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai
- Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 7:30 – 16:00
- Điện thoại: 0251 383 6212 - 3100; Email: dh.cs@quatest3.com.vn
Trần Thị Ánh Nguyệt