Theo quy định của Việt Nam tại Luật Đo lường số 04/2011/QH13 và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/12/2012 về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường” thì các đơn vị đo pháp định bao gồm Đơn vị đo thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế; Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đo theo Hệ đơn vị đo quốc tế SI…
Trước đây, hệ đơn vị SI chỉ có quy định các bội thập phân, ước thập phân (hay còn gọi là tiền tố, tiếp đầu ngữ - tiếng Anh là prefix) lớn đến yotta (1024) và nhỏ đến yotto (10-24).
Vào tháng 11/2022, do nhu cầu của khoa học cần đến tên, ký hiệu bội và ước thập phân cho các giá trị đo rất rất lớn và rất rất nhỏ nên hệ đơn vị đo quốc tế SI đã có quy định bổ sung 04 tiền tố cho các tên, ký hiệu bội và ước thập phân.
Một số hình thiết bị đo lường của QUATEST 3
Bộ quả cân chuẩn tại Phòng Đo lường Khối lượng
Máy đo tọa độ ba chiều Hexagon Global tại Phòng Đo lường Độ dài
Thiết bị hiệu chuẩn thiết bị phân tích chất lượng công suất điện năng
Chúng tôi giới thiệu bài viết trên báo The Guardian ngày 18/11/2022 về vấn đề này, với mục đích để chúng ta khỏi bỡ ngỡ khi gặp các tên gọi, ký hiệu mới của hệ đơn vị đo quốc tế SI.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm về Nghị quyết của Hội nghị Cân Đo Toàn thể lần thứ 27 tại website củaViện Cân Đo Quốc tế BIPM:
Earth weighs in at six ronnagrams as
new prefixes picked for big and small
Trái Đất nặng sáu ronnagam, áp dụng các
tiền tố mới chọn cho số lớn và nhỏ
Ronna, quetta, ronto and quecto added to International
System of Units in first such change for more than 30 years
Lần đầu tiên sau hơn 30 năm, các tiền tố ronna, quetta,
ronto và quecto được thêm vào Hệ đơn vị quốc tế SI
Heavy news: Earth now weighs six ronnagrams, compared with Jupiter’s two quettagrams and an electron’s one rontogram.
Tin lớn: Trái Đất hiện nay cân nặng sáu ronnagam (viết với ký hiệu đơn vị đo là
6 Rg)*, so với Thổ tinh (Jupiter) cân nặng hai quettagam (2 Qg)* và hạt electron có khối lượng là một rontogam (1 rg)*.
Người viết: Ian Sample Science editor @iansample Fri 18 Nov 2022 19.13 GMT
Experts have voted for an expansion of the universe – or at least the official terminology that can be drawn upon to describe the vanishingly small and the preposterously large.
Các chuyên gia đã bỏ phiếu đồng ý mở rộng giới hạn vũ trụ – hay ít nhất là các thuật ngữ chính thức được sử dụng để mô tả những điều rất rất nhỏ và khổng lồ.
In a vote at the General Conference on Weights and Measures in Versailles on Friday, the International System of Units (SI) embraced four new prefixes with immediate effect, marking the first such changes in more than 30 years.
Trong lần bỏ phiếu tại Hội nghị Cân Đo Toàn thể (tiếng Pháp: Conférence générale des poids et mesures, viết tắt CGPM; tiếng Anh: General Conference on Weights and Measures) tại Versailles vào thứ Sáu ngày 18/11/2022 vừa qua, Hệ đơn vị quốc tế SI đã tiếp nhận thêm bốn tiền tố mới với hiệu lực áp dụng tức thì, đánh dấu sự thay đổi đầu tiên trong hơn 30 năm qua.
At the top end of the scale are the new prefixes ronna, which stands for a billion billion billion, and quetta, which is a thousand times larger still. At the bottom end is ronto, meaning a billionth of a billionth of a billionth, and quecto, which is a thousand times smaller than that.
Lớn nhất là hai tiền tố ronna (một tỷ tỷ tỷ) và quetta (lớn hơn ronna một ngàn lần). Nhỏ nhất là ronto (một phần tỷ tỷ tỷ) và quecto (nhỏ hơn ronto một ngàn lần).
The arrival of the new prefixes means the Earth can now be said to weigh six ronnagrams, and Jupiter about two quettagrams. An electron weighs about a rontogram, and a single bit of data stored on a mobile phone adds about 10 quectograms to its mass.
Với việc sử dụng các tiền tố mới này, bây giờ chúng ta có thể nói rằng Trái Đất cân nặng sáu ronnagam (6 Rg)* và Thổ tinh (Jupiter) khoảng hai quettagam (2 Qg)*. Một hạt electron có khối lượng một rontogam (1 rg)*, và cứ thêm một bit dữ liệu lưu vào điện thoại di động thì điện thoại sẽ nặng thêm khoảng 10 quectogam
(10 qg)*.
In the unanimous vote, ronna, quetta, ronto and quecto triumphed over some rather less scientific proposals including bronto and hella, which had been gaining ground, if only among computer scientists.
Kết quả bỏ phiếu đạt sự đồng thuận tuyệt đối về việc áp dụng các tiền tố ronna, quetta, ronto và quecto, so với các tiền tố khác ít có tính khoa học hơn (như bronto và hella) tuy số lượng người sử dụng đang tăng dần, ít nhất là trong giới các nhà khoa học về máy tính.
Speaking from the meeting, Dr Richard Brown, the head of metrology at the National Physical Laboratory in Teddington, London, said: “The main reason to go to the high end is because data science is requiring these really big quantities of data to be described. This should future-proof us for the next 25 years.”
Phát biểu tại buổi họp, tiến sĩ Richard Brown, người đứng đầu khoa đo lường tại Viện Vật lý Quốc gia Anh (NPL-Teddington, London) nói: “Lý do chính để đưa ra các khái niệm lớn đến vậy là do khoa học dữ liệu cần mô tả các khối lượng dữ liệu thật sự khổng lồ. Các tiền tố mới này sẽ giúp chúng ta dự liệu cho nhu cầu trong vòng 25 năm tới.”
The chosen prefixes won the vote in part because they start with the only two letters left in the alphabet that are not already used in measurement. The b for “bronto” is already used for bytes and h for “hella” is used for hecto, the prefix for 100. “The point of having these prefixes and units is to ensure clear communication across disciplines,’” said Brown. “You need nomenclature that’s official and agreed on by everyone.”
Các tiền tố mới chọn đạt sự đồng thuận tuyệt đối, một phần là do ký tự đầu tiên của chúng là hai ký tự cuối cùng trong bảng chữ cái chưa được sử dụng trong lĩnh vực đo lường. Chữ ‘b’ trong ‘bronto’ đã dùng cho ‘byte’; còn chữ ‘h’ trong ‘hella’ đã dùng cho ‘hecto’, tiền tố chỉ số 100. Cũng theo tiến sĩ Brown: “Mục đích của việc đặt ra các tiền tố và đơn vị là để đảm bảo thông tin chính xác trong mọi lĩnh vực. Chúng ta cần một danh pháp chính thức mà mọi người đều đồng thuận.”
____________________
Ghi chú: * do người dịch thêm vào
https://www.theguardian.com/science/2022/nov/18/earth-six-ronnagrams-new-prefixes-big-and-small
The International System of Units (SI): Prefixes
Decimal multiples and submultiples of SI units
Decimal multiples and submultiples of SI units can be written using the SI prefixes listed below:
QUATEST 3 được chỉ định là tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo Quyết định số 838/QĐ-TĐC ngày 29/04/2021.
QUATEST 3 được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường số Đăng ký 1211/ QĐ-TĐC ngày 29/04/2021.
QUATEST 3 hiện có 7 phòng đo lường thực hiện công tác kiểm định, hiệu chuẩn cho hầu hết các đại lượng đo cho các thiết bị với năng lực hiệu chuẩn đã được BOA công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025:2017
http://www.quatest3.com.vn/chungchi-congnhan-boa
Với đội ngũ hiệu chuẩn viên có nhiều năm kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước, có mối liên hệ chặt chẽ với các viện đo lường trong khu vực và các hãng sản xuất thiết bị điện lớn, cùng với năng lực kỹ thuật hiện đại và phòng thí nghiệm được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đồng thời với dịch vụ giao nhận thiết bị, phương tiện đo tận nơi, QUATEST 3 luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của Quý khách hàng.
Khi có yêu cầu Hiệu chuẩn, kiểm định phương tiện đo, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG THÍ NGHIỆM
- Địa chỉ: Số 7 Đường số 1, KCN Biên Hòa 1, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
- Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 7:30 – 16:00
- Điện thoại: 0251 383 6212 - Số máy nhánh: 3100
- Email: dh.cs@quatest3.com.vn
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG - BỘ PHẬN NHẬN MẪU
- Địa chỉ: 64 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
- Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 7:30 - 16:30; Thứ Bảy 7:30 - 11:30
- Điện thoại: 028 392 323 30 - 028 220 030 12
- Email: dh.q5@quatest3.com.vn
Đinh Văn Trữ