Tương thích điện từ (Electromagnetic Compatibility: EMC) đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của thiết bị điện tử trong môi trường ngày càng phức tạp với nhiều thiết bị điện tử hoạt động cùng lúc. Do vậy, để thiết bị điện tử an toàn các doanh nghiệp cần thực hiện EMC. Đặc biệt đối với các thiết bị sản xuất trong nước muốn cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài thì buộc các nhà sản xuất phải làm EMC cho các thiết bị của mình phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước mà nhà sản xuất muốn hướng đến xuất khẩu...
Vì sao phải thử nghiệm tương thích điện từ?
EMC là khả năng của một hệ thống điện tử mà chức năng hoạt động của nó trong môi trường trường điện từ không ảnh hưởng, không gây nhiễu đến các hệ thống khác cùng hoạt động trong môi trường đó. Đó là một hệ thống điện tử phải không bị nhiễu từ các tín hiệu phát xạ của các hệ thống khác, không gây nhiễu làm ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống khác cũng như không gây nhiễu với chính hoạt động của bản thân nó.
EMC đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của thiết bị điện tử trong môi trường ngày càng phức tạp với nhiều thiết bị điện tử hoạt động cùng lúc. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao EMC là cần thiết:
1. Bảo vệ thiết bị khỏi nhiễu: Thiết bị điện tử có thể phát ra hoặc tiếp nhận nhiễu điện từ (EMI) từ các nguồn khác nhau như đường dây điện, động cơ, thiết bị di động…EMI có thể gây ra nhiều vấn đề như:
- Giảm hiệu suất: Nhiễu có thể làm sai lệch tín hiệu, dẫn đến giảm độ chính xác và hiệu suất của thiết bị.
- Hư hỏng thiết bị: Trong trường hợp nghiêm trọng, EMI có thể gây ra hư hỏng vĩnh viễn cho các linh kiện điện tử.
- Gây nguy hiểm cho con người: Một số loại nhiễu có thể gây ra nguy cơ sức khỏe cho con người, ví dụ như nhiễu tần số vô tuyến (RF) có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy trợ tim.
EMC giúp đảm bảo thiết bị có khả năng chống lại nhiễu EMI và không phát ra nhiễu ở mức độ có thể gây hại cho các thiết bị khác.
2. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Các tiêu chuẩn EMC quy định mức độ phát xạ EMI tối đa cho phép để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn EMC giúp giảm thiểu nguy cơ điện giật, bỏng và các mối nguy hiểm khác liên quan đến thiết bị điện tử.
3. Cho phép các thiết bị hoạt động chung hòa hợp: Trong môi trường hiện đại, nhiều thiết bị điện tử hoạt động cùng lúc trong cùng một không gian. EMC giúp đảm bảo các thiết bị này không gây nhiễu lẫn nhau, cho phép chúng hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy.
4. Thúc đẩy thương mại quốc tế: Các tiêu chuẩn EMC được áp dụng trên toàn cầu để đảm bảo tính an toàn và tương thích của thiết bị điện tử. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn EMC là điều cần thiết để xuất khẩu sản phẩm sang nhiều quốc gia.
5. Bảo vệ môi trường: Nhiễu EMI có thể gây ra ô nhiễm môi trường điện từ, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. EMC giúp giảm thiểu ô nhiễm điện từ, góp phần bảo vệ môi trường.
Nhìn chung, EMC đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, hiệu quả và tương thích của thiết bị điện tử. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn EMC là điều cần thiết cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Ngoài ra, EMC còn mang lại một số lợi ích khác cho các đơn vị kinh doan sản xuất thiết bị điện tử như: Nâng cao chất lượng sản phẩm; Tăng uy tín thương hiệu; Giảm chi phí bảo hành; Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Tổ chức nào thực hiện thử nghiệm tương thích điện từ?
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) có Phòng thử nghiệm EMC đã được công nhận theo ISO/IEC 17025:2017 trong lĩnh vực điện-điện tử theo mã số VILAS 004 của văn phòng công nhận chất lượng Việt Nam (Bureau of Accreditation – BoA); Là đơn vị phục vụ nhà nước về công tác quản lý chất lượng; Đã và đang là đối tác tin cậy và lâu dài của nhiều doanh nghiệp lớn như: Samsung, Sony, TCL, TP-Link, Panasonic, Hafele, Malloca …; Kết quả thử nghiệm được UL, TUV SUD chấp nhận và sử dụng để chứng nhận cho sản phẩm; Phục vụ hàng xuất khẩu thông với tỷ trọng hàng xuất khẩu chiếm đến hơn 50% và càng ngày càng tăng.
QUATEST 3 được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định là tổ chức thử nghiệm tương thích điện từ cho các sản phẩm thông tin truyền thông theo Quyết định số 133/QĐ-BTTTT.
QUATEST 3 cũng đã được được Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định là tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành cho mảng tương thích điện từ đối với thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự theo Quyết định số 526/QĐ-TĐC ngày 03/04/2020.
QUATEST 3 thực hiện thử nghiệm được đối với các sản phẩm gồm:
- Thiết bị đa phương tiện – IEC CISPR 32, IEC CISPR 35, BS EN 55032, BS EN 55035, FCC Part 15B, QCVN 118/BTTTT
- Thiết bị công nghệ thông tin – TCVN 7189, CISPR 22, TCVN 7317, CISPR 24
- Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp - IEC CISPR 13, BS EN 55013, TCVN 7600
- Thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và thiết bị tương tự - IEC CISPR 14-1, IEC CISPR 14-2, BS EN 55014-1, BS EN 55014-2, TCVN 7492-1, TCVN 7492-2
- Thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự - IEC CISPR 15, BS EN 55015, IEC 61547, EN 61547, TCVN 7186, TCVN 12679:2019
- Thiết bị y tế - IEC 60601-1-2
- Thiết bị mạng viễn thông – TCVN 8235, EN 300 386
- Thiết bị thông tin vô tuyến điện – QCVN 18/47/86/96/112/BTTTT, EN 301 489
- Thiết bị thông tin hàng hải – QCVN 119/BTTTT, IEC 60945
- Công tơ điện – IEC 62052-11, IEC 62053-21, ĐLVN 237
- Bộ chỉ thị cột bơm nhiên liệu – ĐLVN 97
- Máy điện quay – IEC 60034
- Thiết bị điện sử dụng trong môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ: IEC 61000-6-1, TCVN 7909-6-1, IEC 61000-6-3
- Thiết bị điện sử dụng trong môi trường công nghiệp: IEC 61000-6-2
- Thiết bị công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM) - TCVN 6988, CISPR 11, EN 55011
- Các thiết bị điện, điện tử - các hệ tiêu chuẩn IEC 61000-4, IEC 61000-3-2, IEC 61000-3-3, hệ tiêu chuẩn TCVN 7909-4¸ TCVN 8241-4, TCVN 7909-3-2, TCVN 7909-3-3
Đặc biệt, thử nghiệm tương thích điện từ của QUATEST 3 có nhiều ưu điểm và giá trị đem lại cho khách hàng như:
QUATEST 3 được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật gồm: Hệ thống và thiết bị thử nghiệm phát xạ và miễn nhiễm-Immunity Systems; Buồng hấp thu 3m-Anechoic Chamber 3m; Buồng chắn nhiễu-Shielded Room
háng 7/2023 QUATEST 3 đã lắp đặt xong phòng Compact Hybrid Chamber 3m (CHC) và đã được đưa vào sử dụng. Đây thiết bị đầu tư mới rất hiện đại của QUATEST 3 nhằm: Giúp duy trì năng lực hiện có và mở rộng năng lực thử nghiệm đáp ứng tốt và đầy đủ các yêu cầu của các bộ ngành như: Sửa đổi 1 QCVN 19:2019/BKHCN, QCVN 18:2022/BTTTT, ĐLVN 237:2021, CISPR 35, IEC 61000-6-1, IEC 61000-6-2, IEC 61000-6-3, IEC 61000-6-4…;
Buồng thử nghiệm 3m (compact)
- Đội ngũ thử nghiệm viên có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tương thích điện từ;
- Có đầy đủ các dịch vụ thử nghiệm tương thích điện từ với chất lượng và kỹ thuật cao;
- Dịch vụ đa dạng từ thử nghiệm đến đánh giá sự phù hợp, với thời gian thử nghiệm nhanh chóng và giá thành phù hợp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng;
- Thực hiện các phép thử phát xạ theo tiêu chuẩn CISPR 16-1-4
- Các phép thử miễn nhiễm theo tiêu chuẩn IEC/EN 61000-4-3 (Từ 26 MHz đến 18 GHz)
Để liên hệ thực hiện thử nghiệm tương thích điện từ tại QUATEST 3, quý khách hàng vui lòng liên hệ địa chỉ sau:
Phòng Dịch vụ khách hàng thí nghiệm
Thứ Hai đến Thứ Sáu: 7h30 - 16h00
ĐT: 0251 3836 212 Ext: 3100
Email: dh.cs@quatest3.com.vn và ec@quatest3.com.vn
XT&EMC