Mối nối bằng ống ren (gọi tắt là coupler) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như các công trình dân dụng, cầu cảng, sân bay…Cốt thép trong cột bê tông đóng vai trò chịu lực kéo và liên kết với bê tông tạo nên sự ổn định cho hệ khung bê tông cốt thép. Vì vậy, vị trí nối thép cần phải được đảm bảo an toàn kết cấu lẫn biện pháp thi công dễ dàng. Để các công trình xây dựng chất lượng, đảm bảo an toàn, buộc các đơn vị thi công phải thực hiện kiểm tra các mối nối cốt thép bê tông theo các tiêu chuẩn đã được Nhà nước quy định.
Các quy định của Nhà nước
Tiêu chuẩn nối thép cột trong thi công xây dựng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu lực của cấu kiện, đảm bảo độ an toàn bền vững của công trình song song với bê tông. Do đó, để có thể đạt được chất lượng công trình ở mức tối ưu nhất thì thiết kế và thi công phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã được đề ra.
Cụ thể, Nhà nước đã có quy định về tiêu chuẩn nối thép cột thể hiện chi tiết trong TCVN 4453:1995 – trong đó có các tiêu chuẩn về kết cấu bê tông và bê tông toàn khối, quy phạm thi công và nghiệm thu.
Ngoài ra, hai bộ tiêu chuẩn khác bao gồm TCVN 5574:1991 “Kết cấu bê tông cốt thép” và TCVN 1651:2018 “Thép cốt bê tông” cũng chứa nhiều thông tin hữu ích về nối thép cột.
Hình minh họa (ST)
Đối với các công trình sử dụng các sản phẩm thép được nhập khẩu từ nước ngoài thì cần có đầy đủ chứng chỉ kỹ thuật và lấy mẫu của sản phẩm để tiến hành thí nghiệm và kiểm tra theo Quy chuẩn QCVN 07:2011/BKHCN Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Thép Làm Cốt Bê Tông.
Hiện nay, tiêu chuẩn ISO 15835-1:2018 và TCVN 13711-1:2023 đã quy định những yêu cầu về cơ tính coupler dựa trên sự phân loại coupler của nhà sản xuất (B: cơ bản, F:mỏi và S: động đất), trong đó:
- Loại B: tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về giới hạn bền, độ trượt, độ dẻo dưới tác dụng của tải trọng tĩnh. Yêu cầu về độ dẻo của thanh thép cốt để đảm bảo việc sử dụng mối ghép duy trì được độ dẻo nhỏ nhất trong bê tông. Độ trượt là một thông số rất quan trọng, yêu cầu về chỉ tiêu này để hạn chế chiều rộng vết nứt trong các kết cấu bê tông cốt thép;
- Loại F: coupler phải phù hợp các yêu cầu của loại B và có yêu cầu bổ sung chịu được tải trọng mỏi;
- Loại S: yêu cầu cho các coupler được thiết kế chịu động đất. Coupler loại S đáp ứng các yêu cầu của loại B và có yêu cầu bổ sung chịu được tải trọng kéo – nén có chu kỳ thấp.
Thử nghiệm những gì và thử ở đâu?
Với các yêu cầu trên thì thử nghiệm mối nối thép cốt bê tông là một phần quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và độ bền của các công trình xây dựng. ISO 15835-1:2018 /TCVN 13711-1:2023 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về mối nối bằng ống ren, bao gồm cả yêu cầu về thiết kế và phương pháp thử. Việc thử nghiệm mối nối thép cốt bê tông giúp xác định tính chất cơ học của mối nối, đảm bảo rằng mối nối đáp ứng các tiêu chuẩn về độ bền và an toàn. Các phương pháp thử bao gồm kiểm tra độ bền kéo, độ dẻo, độ trượt, độ bền mỏi và chống động đất.
Mối nối bằng ống ren |
Mối nối bằng ren và keo epoxy |
Máy thử vạn năng INSTRON 4495 (1000 kN): Thử chất tải có chu kỳ thấp (Mối nối bằng ống ren) |
Máy thử vạn năng INSTRON 1500 HDX (1500 kN): Thử độ trượt dưới tác dụng của các lực tĩnh (Mối nối bằng ống ren) Thử kéo lặp lại 30 chu kỳ (Mối nối dùng keo epoxy) |
Các thiết bị máy móc hiện đại được trang bị tại PTN của QUATEST 3 để thực hiện các phép thử mối nối thép cốt bê tông
Thử nghiệm mối nối thép cốt bê tông không chỉ đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng, mà còn đóng góp vào sự ổn định và độ bền của công trình xây dựng. Vậy các đơn vị có thể thử nghiệm mối nối thép cốt bê tông ở đâu?
Phòng Thí nghiệm (PTN) Cơ khí của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) là đơn vị thực hiện thử nghiệm các mối nối cốt thép bê tông. PTN đã được BOA công nhận, cho phép thử các mối nối bằng ống ren theo TCVN 8163:2009 (Quyết định số:767.2022/ QĐ – VPCNCL). Bên cạnh đó, PTN của QUATEST 3 đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Nghị định 107, cho phép thử mối nối bằng ống ren theo TCVN 8163:2009, ISO 15835-1,2:2018, TCVN 13711-1,2:2023, AC133:2012, Technical Standards Guideline for Building Construction – 2007
Cụ thể, PTN của QUATEST 3 thực hiện được các phép thử mối nối thép cốt bê tông như sau:
Tên phép thử |
Giới hạn định lượng/ |
Phương pháp thử |
Thử độ bền kéo mối nối |
Max 2000 kN |
TCVN 8163:2009 |
Thử kéo tĩnh |
Max 1500 kN |
|
Thử kéo nén lặp lại tuần hoàn ứng suất cao |
Max 1000 kN |
|
Thử kéo nén lặp lại biến dạng lớn |
Max 1000 kN |
|
Thử độ bền mối nối (Thử kéo) |
Max 2000 kN |
TCVN 13711-1, 2:2023 ISO 15835-1,2:2018 |
Thử độ trượt dưới tác dụng của các lực tĩnh |
Max 1500 kN |
|
Thử mỏi có chu kỳ cao |
Max 300 kN |
|
Thử chất tải có chu kỳ thấp |
Max 1000 kN |
|
Thử kéo |
Max 2000 kN |
AC133:2012 |
Thử nén |
Max 1500 kN |
|
Thử kéo nén theo chu kỳ |
Max 1000 kN |
|
Thử kéo |
Max 2000 kN |
ASTM A1034M-23 |
Thử nén |
Max 1500 kN |
|
Thử tải chu kỳ |
Max 1000 kN |
|
Thử mỏi chu kỳ cao |
Max 300 kN |
|
Thử độ trượt |
Max 1500 kN |
|
Thử độ lệch giãn dài |
Max 1500 kN |
|
Thử kéo |
Max 1500 kN |
Technical Standards Guideline for Building Construction - 2007 |
Thử kéo lặp lại 30 chu kỳ |
Max 1500 kN |
|
Thử chu kỳ kéo-nén đảo chiều trong vùng đàn hồi |
Max 1000 kN |
|
Thử chu kỳ kéo-nén đảo chiều trong vùng biến dạng dẻo |
Max 1000 kN |
Để thực hiện dịch vụ thử mối nối cốt thép bê tông, các đơn vị vui lòng liên hệ:
Phòng dịch vụ khách hàng của QUATEST 3: ĐT - 0251 3836 212 Ext: 3100 - emai: dh.cs@quatest3.com.vn hoặc
Phòng Thử nghiệm Cơ khí: - 0251 3836 212 Ext: 3200 – email: ck@quatest3.com.vn
XT&CK